Bạn phải biết cách viết những loại câu này một cách chính xác trong bài thi IELTS writing vì giám khảo sẽ nhìn vào chúng khi họ chấm cho tiêu chí “grammatical range”.
CÁC LOẠI CÂU BAO GỒM:
- Đơn
- Ghép
- Phức
- Ghép-phức
1. CÂU ĐƠN
Câu đơn là 1 mệnh đề với 1 chủ ngữ và động từ
Computers are important in the modern world.
Cấu tạo = SV
Tuy nhiên, câu này có thể có nhiều hơn 1 chủ ngữ và động từ:
2 chủ ngữ:
Computers and other technological devices are important in the modern world.
Cấu tạo = SSV
2 động từ:
I search for information and play games on my computer.
Cấu tạo= SVV
2 chủ ngữ và 2 động từ:
My brother and I search for information and play games on our computers.
Cấu tạo = SSVV
2. CÂU GHÉP
Câu ghép bao gồm 2 hoặc 3 mệnh đề. Đây là khi những câu đơn được ghép lại với nhau.
Với câu trúc câu này, các mệnh đề được kết hợp với nhau cùng với các liên từ kết hợp:
F = for
A = and
N = nor
B = but
O = or
Y = yet
S = so
Từ “fanboys” là một cách để nhớ những liên từ khác nhau trong các câu ghép. Rõ ràng là những từ phổ biến nhất là “and”, “but”, “or” và “so”.
Dưới đây là một số ví dụ về cấu trúc câu ghép:
Computers are important, but they can be dangerous too.
Cấu tạo = SV but SV
Computers are important, but they can be dangerous too, so we must be careful.
Cấu tạo = SV but SV so SV
Tránh viết quá nhiều mệnh đề vì câu sẽ trở nên rối, và bạn không thể dùng một từ nhiều lần đề nối câu.
Đây là câu sai:
Computers are used widely in most countries now, and they are a sign of progress, and we must ensure everyones has access to them.
Cấu tạo sai = SV and SV and SV
Hai khả năng đúng:
Computers are used widely in most countries now, and they are a sign of progress. We must ensure everyone has access to them.
Cấu tạo = SV and SV. SV.
Computers are used widely in most countries now, and they are a sign of progress, so must ensure everyone has access to them.
Cấu tạo = SV and SV so SV.
- Sử dụng dấu phẩy
Có một trường hợp mà bạn có thể tạo ra câu ghép mà không cần liên từ kết hợp, và bạn sẽ dùng dấu chấm phẩy để ghép 2 mệnh đề. Dấu chấm phẩy được dùng khi 2 ý tưởng liên quan đến nhau.
Ví dụ:
Computers are used widely in most countires; they are a sign of progress.
3. CÂU PHỨC
Câu phức thì sẽ phức tập hơn (Đây có lẽ là lí do vì sao chúng được gọi là “phức”)
Đây là loại cấu trúc quan trọng trong IELTS vì để đạt được điểm 6 hoặc cao hơn cho phần “grammatical range and accuracy”, bạn cần phải cho giám khảo thấy là bạn có thể sử dụng chúng.
Các câu phức bạn dùng càng đa dạng và càng chính xác, thì điểm của bạn càng cao.
Có nhiều loại câu phúc, và chúng sẽ được xem xét 1 cách chi tiết sau, dưới dây bạn sẽ được cung cấp những thứ cơ bản.
Câu phức là 2 (hoặc nhiều hơn) mệnh đề được ghép lại với nhau, nhưng chúng không được ghép bởi “fanboys” (những liên từ ngang bằng). Chúng được ghép bởi những liên từ phụ thuộc.
Đây là một số các liên từ phụ thuộc:
Ví dụ:
People take natural health supplements even thoughthey may not have been tested.
Our children may not be properly educated if we don’t spend more on schools.
I went to bed as soon as he left because I was tired
Đây đề là những mệnh đề trạng ngữ. Trong những loại câu phức này, mệnh đề thứ 2 có thể dùng để bắt đầu một câu.
Trong trường hợp này, người ta dùng dấu phẩy giữa 2 mệnh đề.
Even though they may not have been tested, people take natural health supplements.
If we don’t spend more on schools, our children may not be properly educated.
As soon as he left, I went to bed because I was tired.
Mệnh đề danh ngữ và mệnh đề quan hệ cũng là một loại cấu trúc câu phức, tuy nhiên những loại này sẽ được xem xét sau.
4. CÂU GHÉP – PHỨC
Câu ghép – phức giống với câu phức nhưng chúng cũng bao gồm cả câu đơn (hoặc đại từ) trước hoặc sau phần “phức”.
Ví dụ:
I ate a lot when I got home, but I was still hungry.
Phần gạch chân trong câu là câu phức. Như bạn có thể thấy, câu này có cả câu đơn được nối trong câu. Trong câu có thể bao gồm cả 1 câu ghép đầy đủ:
I ate a lot when I got home, but I was still hungry, so I went shopping to buy some more food.
Đây là những câu ghép – phức.
Hi vọng rằng qua bài chia sẻ trên đây các bạn đã nắm rõ được cấu trúc của 4 loại câu: Đơn, Ghép, Phức và Ghép-phức. Các bạn hãy luyện tập viết từng câu dễ nhất là câu đơn và viết khó hơn luyện tập viết những câu Ghép – phức.
Nguồn bài viết: Tổng hợp từ các tài liệu